Tất cả các thương hiệu khác nhau, từ lớn đến bé, từ to đến nhỏ đều cần một bộ nhận diện. Vậy bộ nhận diện thương hiệu ở đây được hiểu là gì và có những cách xây dựng bộ nhận diện thế nào cho chuyên nghiệp, hấp dẫn và thu hút. Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Kinh tế đô thị nhé.
1. Khái niệm bộ nhận diện thương hiệu
Nhận diện thương hiệu là ưu tiên hàng đầu, bởi đây là phần giúp cho khách hàng có thể ghi nhớ về thương hiệu của tổ chức cũng như thúc đẩy họ mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của mình. Nhận diện thương hiệu cần xây dựng theo bộ, chứ không thể đơn lẻ từng yếu tố.

Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì? bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Đây là một tài liệu hướng dẫn thiết lập riêng biệt về tất cả các khía cạnh thương hiệu của công ty.
Tất cả đều được thể hiện trong bộ nhận diện ví dụ logo, bao thư, giao diện web, cách trang trí, đồng phục, màu sắc công ty…
Nói một cách dễ hiểu hệ thống bộ nhận diện thương hiệu là sự diễn đạt màu sắc của công ty, của đơn vị bằng hình ảnh thông qua việc sử dụng ngôn từ biểu tượng.
Từ đó giúp cho các nhân sự trong công ty hiểu hơn về đơn vị cũng như giúp phân biệt với các thương hiệu này với thương hiệu khác.
Các yếu tố để có một bộ nhận biết thương hiệu thành công bao gồm: Sự khác biệt, sự liên quan, sự kính trọng.
2. Các cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thường được thể hiện qua việc xây dựng thương hiệu và sử dụng nhãn hiệu như thiết kế sản phẩm, quảng cáo, quan hệ công chúng.
Để có sự thống nhất và liền mạch trong quá trình xây dựng, bạn cần tuân thủ các bước sau đây.

2.1. Chuẩn bị trước khi xây dựng
Trước khi đưa ra hay bắt đầu thực hiện một hoạt động hay chiến lược gì, các câu hỏi bạn cần đưa ra và trả lời nó là động lực bạn bắt đầu công việc này là gì, tầm nhìn và mục đích, mục tiêu của bạn, kế hoạch đưa công ty phát triển ra sao?
Bên cạnh đó, một việc làm cũng cực kỳ cần thiết là định vị thương hiệu xem mình đang ở đâu trên thị trường, tìm hiểu các đối thủ cùng tầm và cao hơn đồng thời tạo ra tầm nhìn cho tương lai.
Bạn cần nhận diện được sau này tổ chức bạn có mong muốn đứng ở vị trí nào hoặc sẽ là ai trong tương lai.
2.2. Xây dựng và phát triển bộ nhận diện thương hiệu
Sau khi đã định vị được tổ chức, bạn bắt tay vào xây dựng và phát triển bộ nhận diện. Bạn cần làm các công việc sau:
– Tìm hiểu và xây dựng chiến lược bao gồm mục đích hoạt động, giá trị cốt lõi, tính cách thương hiệu, định vị thương hiệu. Phần này sẽ được đưa vào một bản tài liệu lưu trữ và phát hành
– Tìm hiểu và xây dựng bộ nhận diện bao gồm chi tiết về thiết kế thương hiệu ví dụ như kiểu chữ, bảng màu sử dụng trong logo, trang web, tờ rơi hoặc các ấn phẩm truyền thông khác
Những phần này cần được bộ phần truyền thông/chuyên gia độc lập xây dựng dưới sự thống nhất của các thành viên trong tổ chức để tạo nền tảng thống nhất và gắn kết.
2.3. Ban hành các tài liệu liên quan đến bộ nhận diện thương hiệu
Sau khi xây dựng xong các tài liệu trong bộ nhận diện, bước tiếp theo là quảng bá và phát hành nó. Đây không chỉ là tài liệu nội bộ của tổ chức mà còn là một tài liệu để truyền thông ra ngoài, giúp cho khách hàng và đối thủ nhận diện được thương hiệu tổ chức.
Các bộ phận sau cần thiết phải được biết đến bao gồm bộ phận kinh doanh, bộ phận sản xuất, đội ngũ tư vấn, cộng tác viên và các đối tác tiềm năng cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu
2.4. Kiểm tra, cập nhật tài liệu thường xuyên
Sau khi hoàn thiện bộ nhận diện, các tài liệu này cần được thống nhất và sử dụng trên tất cả các kênh bán hàng và kênh quảng bá hình ảnh tổ chức.
Cần có sự thống nhất trong việc chia sẻ thông tin ra ngoài, cũng như in ấn các tài liệu phục vụ cho công tác truyền thông và quảng cáo.
Hãy nhớ kiểm tra thường xuyên để nhận biết và sửa chữa các sai sót, đồng thời in ấn bổ sung các sản phẩm để đủ số lượng, không bị thiếu.

Ngoài ra, nên nghĩ đến việc xem xét lại bộ nhận diện sau 5 năm triển khai để theo kịp xu hướng mới cũng như làm mới bản thân, giúp cho khách hàng luôn cảm thấy mới mẻ và hấp dẫn đối với thương hiệu của mình. Và nếu có thay đổi nào thì cần phải cập nhật thường xuyên và ngay lập tức.
Như vậy, bộ nhận diện thương hiệu có vai trò vô cùng quan trọng trong một tổ chức, không chỉ định hướng phát triển cho tổ chức mà còn định vị hình ảnh của tổ chức trong nhóm đối tượng mục tiêu và đối tác.
Vì vậy cần đầu tư xây dựng chỉn chu và chuyên nghiệp, theo kịp xu hướng để thương hiệu đứng mãi trong lòng khách hàng và tìm kiếm mở rộng khách hàng tiềm năng ở thị trường khác.