Với người làm truyền thông, không còn xa lạ với những khái niệm liên quan đến thương hiệu. Một trong những khái niệm mà mọi người nhắc đến nhiều nhất chính là định vị thương hiệu. Đây là khái niệm gì, phương pháp và quy trình ra sao, mời bạn theo dõi bài viết sau đây.
1. Khái niệm định vị thương hiệu
Với doanh nghiệp, công ty, thương hiệu là một trong những yếu tố hàng đầu khẳng định vị trí của doanh nghiệp, công ty đó trong lòng khách hàng.
Thương hiệu càng nổi tiếng, khách hàng càng biết đến nhiều hơn và thu hút được lượt khách hàng quan tâm lớn.

Vậy định vị thương hiệu là gì? Theo như định nghĩa của rất nhiều bởi các nhà nghiên cứu, trong đó điển hình có P.Kotler với định nghĩa “định vị thương hiệu”.
Được hiểu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng”.
Marc Filser cũng có nhắc đến như sau “đây là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng.
Hay cụ thể hơn, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình”.
Như vậy, dù với định nghĩa nào thì mục tiêu cao nhất của việc này chính là để lại trong tâm trí của khách hàng thương hiệu của công ty, khiến khách hàng yêu thích và tin dùng.
2. 9 phương pháp nổi bật
Có 9 phương pháp bạn có thể áp dụng để định hướng trong chiến lược thương hiệu của công ty, đơn vị nhằm nỗ lực tìm chỗ đứng trong lòng khách hàng, cụ thể như sau:
– Định vị vào chất lượng
– Định vị vào giá trị
– Định vị dựa vào tính năng
– Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp
– Định vị dựa vào đối thủ
– Định vị dựa vào cảm xúc
– Định vị dựa vào công dụng
– Định vị dựa vào mối quan hệ
– Định vị dựa vào mong ước

Như vậy, có rất nhiều phương pháp khác nhau bạn có thể áp dụng cho công ty hoặc sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, để thành công được còn dựa vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến việc áp dụng quy trình một cách sáng tạo và chuyên nghiệp nữa.
3. Quy trình định vị thương hiệu
Để có thể đưa một thương hiệu vào trong trí nhớ và cảm xúc của khách hàng, tất cả các thương hiệu khác nhau đều phải trải qua các bước trong quy trình định vị.

3.1. Bước 1: Nhận dạng khách hàng mục tiêu
Chắc chắn đây phải là bước đầu tiên. Vì các sản phẩm làm ra chỉ để phục vụ khách hàng và tăng thương hiệu cho tổ chức. Vì vậy, quá trình nhận diện khách hàng mục tiêu vô cùng quan trọng.
Ở bước này, người làm truyền thông hay thương hiệu cũng cần đánh giá khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ ở độ tuổi nào, sở thích ra sao, thu nhập ở khoảng bao nhiêu hay thói quen mua sắm thế nào. Đây là quá trình tìm hiểu insight của khách hàng, làm tiền đề cho các bước tiếp theo.
3.2. Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Cần hiểu rõ mình có những đối thủ như thế nào, điểm mạnh, ưu thế của họ ra sao và đang chưa mạnh ở điểm nào. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng, ông bà ta đã dạy cấm có sai.
Chính vì thế, hãy tập trung vào sự sáng tạo cái khác biệt, mới mẻ, hiệu quả mà sản phẩm mới mang lại so với những sản phẩm trước đó đã có.
Đương nhiên, không nên sử dụng chiêu trò truyền thông bẩn, PR cho sản phẩm của mình mà dìm sản phẩm của đơn vị khác.
3.3. Bước 3: nghiên cứu thuộc tính sản phẩm
Đây là phần tập trung vào sản phẩm bên cạnh mình đi tìm hiểu khách hàng mục tiêu cũng như các đối thủ cùng lĩnh vực, cùng mặt hàng. Hãy tạo ra sự khác biệt.
Các đơn vị hay tập trung vào các yếu tố như giá cả thấp nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ đi kèm tốt nhất, sản phẩm đầu tiên có trên thị trường…
Nghĩa là với bước này, định vị thương hiệu ở việc nó là cái nhất ở mảng nào đó, lĩnh vực nào đó, có thể về số lượng, chất lượng, hay cảm xúc…
3.4. Bước 4: Lập sơ đồ định vụ xác định tiêu thức định vị
Đây sẽ là cơ sở để các nhà nghiên cứu có thể dựa vào đó xác định vị trí sản phẩm trong tương quan với đối thủ cạnh tranh.
Có 3 tầng giá trị mà việc định vị cần phải biết đến đó là: thấp, trung bình và cao cấp. Người làm định vị thương hiệu phải biết được sản phẩm hoặc giá trị tổ chức nằm ở tầng giá trị nào để có thể đưa ra phương thức cạnh tranh với các đối thủ cùng tầng.
3.5. Bước 5:Quyết định phương án định vị
Đây là bước cuối cùng trong bước định vị, cũng là bước quyết định xem mình sẽ đưa thương hiệu của mình đi theo hướng nào.
Doanh nghiệp hoặc tổ chức phải xem xét mức cầu dự kiến của thị trường và mức cạnh tranh giữa các sản phẩm hiện có trên thị trường để đưa ra quyết định.
Mỗi bước đi đều mang ý nghĩa to lớn trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của thương hiệu, nên cực cẩn trọng để đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
Như vậy, định vị thương hiệu là một trong những bước quan trọng để tạo ra chỗ đứng của thương hiệu trong lòng khách hàng mục tiêu.
Khái niệm về định vị thương hiệu cũng như các bước tiến hành cần phải đầu tư tìm hiểu cụ thể hơn để có thể định hướng tốt nhất cho thương hiệu của mình nhé.
Nguồn tham khảo: https://kinhtedothi.com/