Trong việc kinh doanh, trao đổi thì khái niệm hợp đồng chắc không còn quá đỗi xa lạ với mọi người. Nhưng hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì thì chúng tôi tin rằng không phải ai cũng có thể trả lời được. Vì vậy, trước khi đi sâu vào những đặc điểm, tư vấn thì cần hiểu được bản chất của nó.
1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?
Để thực hiện được việc nhượng quyền thì giữa 2 bên: nhận quyền và nhượng quyền cần có một bản hợp đồng cụ thể.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại hiểu nôm na là sự thỏa thuận giữa bên cùng hướng đến một lợi ích chung trong kinh doanh. Điều này cũng đi kèm với các điều kiện như:
– Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành và gắn liền với tên tuổi, nhãn hiệu, bí quyết, công thức, biểu tượng và hình thức quảng cáo của bên nhượng quyền. Tức là mọi “hình ảnh ban đầu” và “giá trị cốt lõi” là không được thay đổi.
– Bên nhượng quyền có trách nhiệm và quyền hạn trong việc kiểm soát cũng như trợ giúp cho bên nhân quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

2. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?
Một mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại thường bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
– Nội dung về quyền thương mại.
– Nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
– Nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
– Chi phí nhượng quyền, vấn đề về lợi nhuận và phương thức thanh toán

– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
– Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và trường hợp xảy ra tranh chấp giải quyết như thế nào
3. Một số câu hỏi thường gặp về hợp đồng nhượng quyền thương mại
Ngôn ngữ: Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh giữa Việt Nam và nước ngoài sẽ được soạn theo ngôn ngữ của hai bên thỏa thuận (thường bằng Tiếng Anh).
Và kèm theo một bản dịch ra ngôn ngữ của bên nhượng quyền và được nhường quyền. Có chữ ký và dấu công chứng của các cơ quan có thẩm quyền.
Hình thức hợp đồng: Bắt buộc phải được trình bày theo quy chuẩn văn bản quốc thế và được sao y thành nhiều hình thức có giá trị pháp lý tương đương như fax, telex.
Thời hạn hợp đồng: Bắt đầu từ lúc hai bên ký và có giá trị theo thời gian hai bên hoải thuận. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ phải chịu mức bồi thường theo quy định.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên: Trong đó nêu rõ được lợi ích, trách nhiệm của bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
Mọi vấn đề phải được thể hiện một cách minh bạch rõ ràng và được ràng buộc bằng luật pháp quốc tế. Bất kỳ một phát sinh nào trong quá trình ký hợp đồng đều sẽ được xử lý bằng pháp luật.
Hợp tác trong kinh doanh nhượng quyền đòi hỏi sự công bằng và bình đẳng. Để mục đích cuối cùng là phát triển thương hiệu mạnh mẽ hơn.
4. Thủ tục đăng ký hợp đồng nhượng quyền thương mại như thế nào?
Đầu tiên, bên nhượng quyền gửi hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan có thẩm quyền tại nước sở tại.
Hồ sơ sẽ được duyệt trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Kết quả sẽ thông báo bằng văn bản cho thương nhân và thêm tên doanh nghiệp nhượng quyền vào số đăng ký hoạt động thương mại.

Với những trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 2 ngày làm việc, cơ quan sẽ thông báo để bên nhượng quyền tiến hành bổ sung, chỉnh sửa và hoàn chỉnh hồ sơ.
Sau khi thời hạn quy định kết thúc, nếu hồ sơ không được bổ sung thì cơ quan thẩm quyền sẽ từ chối đăng ký. Đồng thời nêu rõ lý do để bên nhượng quyền có hướng thay đổi cho phù hợp.
5. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng NQTM sẽ xảy ra vấn đề gì?
Bên nhận quyền được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường bên nhượng quyền vi phạm hợp đồng.
Đồng thời vi phạm nghĩa vụ của thương nhân trong kinh doanh quốc tế. Điều này đã được quy định rõ tại Luật thương mại 2005.
Trường hợp một trong hai đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ phát sinh khá nhiều khó khăn và trở ngại cho cả hai. Thủ tục tương đối phức tạp và tất cả đều phải sẵn sàng cho những rủi ro của bản thân mình.

5.1. Đối với bên nhận quyền
– Bên nhận quyền sẽ không còn có quyền kinh doanh mặt hàng của bên nhượng quyền.
Thu hồi giấy phép kinh doanh cũng như những văn bản có giá trị tương đương theo quy định pháp luật về kinh doanh nhượng quyền thương mại.
– Bên nhận quyền sẽ bị giải thể và công bố phá sản theo quy định của luật Việt Nam
5.2. Đối với bên nhượng quyền
Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng sẽ vô hình chung gây ra những thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.
Trên đây là những thông tin hết sức cần thiết cho việc chuẩn bị hợp đồng nhượng quyền thương mại. Kinh tế đô thị mong rằng đã có thể mang tới nhiều điều bổ ích và giúp các bạn có thể có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.