Bí quyết kinh doanh gạo siêu thành công, siêu đắt khách

Như chúng ta đã biết, gạo là một trong những thực phẩm thiết yếu của con người. Do đó, khi nói đến việc kinh doanh mặt hàng nào để không sợ lỗ, có lợi nhuận cao, mọi người thường nghĩ đến gạo. Thế nhưng, thực chất thì kinh doanh gạo không hề đơn giản như vậy.

ban-co-muon-thu-suc-voi-viec-kinh-doanh-gao-sach-khong
Bạn có muốn thử sức với việc kinh doanh gạo sạch không?

Khi muốn bước chân vào lĩnh vực này, bạn cần lập phương án kinh doanh gạo hiệu quả. Nếu không có mô hình kinh doanh gạo đúng đắn, bạn sẽ khó mà thành công. Sau đây, chúng tôi sẽ bật mí đến bạn cách kinh doanh gạo hiệu quả nhất mà bạn nên tham khảo:

1. Chuẩn bị vốn kinh doanh

Nếu ai đó đặt câu hỏi: “Kinh doanh gạo cần gì?” thì chúng ta cần kể ra rất nhiều thứ. Trong đó, vốn kinh doanh là một trong những yếu tố không thể không có.

Không chỉ là kinh doanh gạo, hầu hết, kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào cũng cần đến vốn.

de-kinh-doanh-cam-gao-can-chuan-bi-von
Để kinh doanh cám gạo cần chuẩn bị vốn

Khi kinh doanh lúa gạo, vốn nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào lượng hàng mà bạn muốn bán. Trước đó, bạn nên tìm hiểu kỹ về các loại gạo và giá thành trung bình của chúng trên thị trường hiện nay.

Thông thường, khi mở đại lý kinh doanh cám gạo, mọi người thường chuẩn bị từ 60 – 100 triệu. Trong đó bao gồm cả các khoản phí thuê mặt bằng, tiền mua thiết bị dụng cụ, bao bì, bảng hiệu hay cần,…

2. Tìm kiếm nhà cung cấp gạo sạch, chất lượng cao mà giá thành rẻ

Muốn kinh doanh gạo thành công, thu lợi nhuận nhiều thì bạn cần tìm được nhà cung cấp gạo giá rẻ. Tất nhiên, giá rẻ nhưng chất lượng sản phẩm vẫn phải đảm bảo.

Để làm được điều đó, bạn cần khảo sát kỹ thị trường gạo, mức giá trung bình của chúng. Sau đó, bạn sẽ biết mình cần lấy gạo với giá gốc bao nhiêu là hợp lý nhất.

Bạn có thể chọn những nơi hay có ưu đãi, chính sách chiết khấu khi mua nhiều, khi là khách hàng thân thiết.

Vì như vậy, bạn có cơ hội mua giá ưu đãi về sau. Đây chính là một bí quyết kinh doanh gạo quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.

3. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh gạo đẹp

Bạn hoàn toàn có thể kinh doanh gạo tại nhà nếu đang sở hữu một mặt bằng đẹp. Khi đó, bạn sẽ không còn phải lo lắng về việc đi thuê mặt bằng.

Đặc biệt là tiết kiệm được chi phí thuê. Còn nếu chưa có, bạn nên tìm kiếm những nơi có địa hình thuận tiện nhất. Cụ thể, bạn có thể tìm nơi thỏa mãn những điểm sau:

– Nơi có khu dân cư đông đúc

– Nơi tập trung của các khu chợ, khu thương mại, trung tâm thành phố

– Khu vực có nhiều nhà trọ cho thuê

– Mặt bằng thoáng mát, đi lại thuận tiện và không cần quá rộng

– Lựa chọn vị trí dễ nhìn thấy nhất,…

4. Tìm kiếm khách hàng mục tiêu

Khi lập kế hoạch kinh doanh gạo, bạn không thể bỏ qua bước tìm kiếm khách hàng mục tiêu. Đây có thể không phải bước quan trọng nhất nhưng lại là điều giúp đi đến thành công nhanh nhất.

Bình thường, khi bán gạo, mọi người chỉ nghĩ đến các hộ gia đình trong khu vực. Nhưng thực tế, khách hàng mục tiêu của bạn còn rất nhiều. Khách hàng của bạn có thể là:

– Các nhà hàng, quán ăn

– Căn tin trong trường học, trong công ty,…

– Các cơ sở chế biến bún, phở hay hủ tiếu,..

– Các cơ sở làm các loại bánh từ bột gạo,…

Tất cả các đối tượng trên đều có thể là khách hàng của bạn trong tương lai. Việc của bạn cần làm lúc này là đưa gạo của mình đến gần với những khách hàng này.

Đây chính kinh nghiệm kinh doanh gạo thành công mà nhiều nhà kinh doanh đã áp dụng.

5. Một số điểm khác cần lưu ý trong mô hình kinh doanh gạo

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những bí quyết kinh doanh gạo cơ bản nhất mà bạn cần lưu ý. Thế nhưng, chỉ dừng lại ở đó thôi thì chưa đủ.

Thực tế, bạn còn cần phải lưu ý đến rất nhiều vấn đề khác. Trong đó, những vấn đề sau đây là điều bạn không nên bỏ qua:

5.1. Chăm sóc khách hàng

Khi buôn bán bất kỳ mặt hàng nào, chăm sóc khách hàng luôn là điều cần thiết. Sau khi khách hàng đã mua gạo của bạn, bạn nên xin ý kiến từ họ.

Chẳng hạn như: Chất lượng gạo đã tốt chưa? Giá thành như vậy hợp lý chưa? Cảm nhận của khách hàng khi mua gạo từ chỗ bạn như thế nào?…

Từ đó, bạn có thể tiếp thu và cải thiện để trở nên tốt hơn. Không chỉ vậy, khách hàng cũng cảm thấy hài lòng với sự tận tâm của bạn.

Cham-soc-khach-hang-la-dieu-khong-the-khong-chu-y
Chăm sóc khách hàng là điều không thể không chú ý

5.2. Bày bán gạo hợp lý, đẹp mắt

Muốn gây sự chú ý đến khách hàng thì bạn phải tăng tính thẩm mỹ cho cửa hàng của mình. Nhất là trong cách bày trí gạo để bán.

Bạn cần sắp xếp các loại gạo theo một thứ tự nhất định, dễ nhìn nhất. Đi kèm với đó có thể biển ghi tên gạo cùng giá thành.

Đặc biệt, chậu bày gạo cần vệ sinh sạch sẽ, tránh để khách hàng mất cảm tình. Để dễ nhìn nhất, bạn hãy đặt gạo lên kệ bậc thang nhé!

5.3. Học cách bảo quản gạo

Muốn kinh doanh gạo, bạn không thể không biết cách bảo quản gạo. Chắc hẳn bạn cũng biết, gạo là loại thực phẩm khô nên rất dễ bị mốc.

Do đó, bạn cần bảo quản chúng ở nơi khô thoáng, không bị dột khi mưa. Và bạn nên kê gạo nên kệ thay vì đặt dưới đất.

bao-quan-gao-that-tot-de-tranh-viec-bi-dinh-nuoc-gay-am-moc
Bảo quản gạo thật tốt để tránh việc bị dính nước gây ẩm mốc

Với những thông tin trên đây của Kinh tế đô thị , bạn đã biết kinh doanh gạo như thế nào rồi chứ? Nếu bạn cảm thấy hứng thú với hoạt động kinh doanh này, hãy thực hiện đúng kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ. Chắc chắn, bạn sẽ đạt được thành công như mong muốn.