Kinh nghiệm mở quán cafe “không bao giờ thất bại”

Khi khởi nghiệp, việc tìm kiếm kinh nghiệm mở quán cafe để chuẩn bị cho dự án đầu tay của mình là rất cần thiết. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ không hề dễ dàng đâu nhé.

Một số chia sẻ tiếp theo đây đều là các đúc kết “xương máu” của không ít anh em đã bươn chải với ngành nghề này. Thế nên, mong mọi các bạn sẽ tiếp tục theo dõi để biết thêm nhiều điều bổ ích.

1. Lựa chọn, tạo lập ý tưởng và mô hình quán cafe

Kinh nghiệm mở quán cafe đầu tiên, đó là phải sáng tạo hoặc lựa chọn được một chủ đề ý tưởng, mô hình của tiệm thì mới sớm thành công được:

1.1. Ý tưởng quán cafe

Nếu thật sự muốn mở một quán cafe thì phải nghiên cứu thật rõ về nhóm đối tượng khách hàng mà bạn đang muốn nhắm tới, sáng tạo nên một phong cách, ý tưởng phù hợp có thể thu hút họ.

Đồng thời cũng phải thật chú ý đến vấn đề tiền vốn, điều kiện cá nhân nữa nhé. Khi kết hợp các yếu tố này lại, đảm bảo một ý tưởng gì đó xuất hiện trong đầu ngay thôi. Sau đây là một vài gợi ý:

– Tiệm cafe take away: Tức là chỉ bán cafe, thức uống mang về. Hình thức này hiện đang rất phổ biến tại Việt Nam vì có thể đem lại “siêu lợi nhuận”.

Bởi hầu hết đều không phải trả tiền mặt bằng, kinh doanh ngay tại vỉa hè,… Thường nhắm thẳng đến nhóm đối tượng khách hàng như nhân viên công sở, học sinh, sinh viên,…

– Tiệm cafe kinh doanh theo hình thức truyền thống: Vẫn có đầy đủ mặt bằng, bàn ghế,… đáp ứng được mọi nhu cầu của khách.

Khách hàng thường sẽ rất chịu chi tiền để hưởng một dịch vụ, không gian tốt, có thể nán lại một khoảng thời gian lâu. Thế nên, ý tưởng này thường nhắm đến người trung niên, nhân viên làm việc tự do, sinh viên, người hay gặp đối tác,…

Nhượng quyền thương hiệu cà phê: Hình thức kinh doanh này tức bạn sẽ mở một cửa hàng riêng nhưng phải mua quyền sử dụng tượng hiệu của một doanh nghiệp nào đó.

Hoạt động dưới danh nghĩa của họ, lúc này tên tuổi, độ nổi tiếng đã có sẵn, chúng ta chỉ cần làm thật tốt việc cung cấp dịch vụ sao cho thật tốt để đón nhận được càng nhiều khách hàng càng tốt.

kinh-nghiem-mo-quan-ca-phe
Kinh nghiệm mở quán cà phê

1.2. Mô hình quán cafe

Theo những kinh nghiệm mở quán cà phê được chia sẻ thì sau khi đã có ý tưởng rồi, kế đến sẽ cần định hình ra được một mô hình cụ thể nhằm thu hút khách hàng hiệu quả nhất:

– Quán cafe bình dân: Thường sẽ không cần đầu tư quá nhiều, chỉ cần vừa đủ đáp ứng việc sạch sẽ, không gian ổn (không cần đẹp), thức uống rẻ.

Mô hình này được xây dựng để phục vụ những đối tượng lao động phổ thông, khách hàng thường chỉ đến để uống thật nhanh sau đó lại phải là việc. Mặt bằng nằm tại đường cái hoặc vỉa hè.

– Quán cafe cóc: Mô hình quán cafe này đang dần trở thành xu hướng của năm 2020 và những năm tiếp theo. Mức vốn bỏ ra không quá nhiều, chủ yếu tận dụng phần sân rộng rãi để làm nơi tiếp khách.

Bàn ghế thường là loại nhỏ, kiểu ghế và bàn đẩu mini. Mang đậm nét văn hóa của người Sài Gòn. Giá thành không quá cao, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

Ngoài ra vần có đa dạng loại mô hình kinh doanh cafe khác nhau để tìm hiểu đầy. Việc lựa chọn này cũng phải tùy vào điều kiện, khả năng, tư duy của từng bạn, mỗi người mỗi khác.

nhung-mo-hinh-cua-quan-ca-phe
Những mô hình của quán cà phê

2. Trang trí tiệm cafe

Việc trang trí quán sao cho đẹp cũng là một kinh nghiệm kinh doanh quán cafe được không ít người đi trước truyền đạt lại.

Hầu hết các bạn trẻ, bất kỳ ai trong thời đại 4.0 này cũng đều có nhu cầu chụp hình, check-in, “sống ảo” hay tận hưởng một bầu không gian êm đềm, xa hoa.

Thế nên, việc tạo ra một khung cảnh đẹp cho quán chắc chắn sẽ là một lợi thế cực kỳ cần thiết trong kinh doanh.

3. Quản lý dòng tiền

Một kinh nghiệm khi mở quán cafe không thể nào bỏ quá, chính là quản lý dòng tiền và chi trả thật hiệu quả, đúng mục định, đừng bao giờ sử dụng một cách hoang phí.

Luôn ghi chép sổ sách rõ ràng như thuê mặt bằng, trang trí, thiết kế,… Nhằm khi tổng đến lại, mọi người có thể tự thấy được bản thân đã chi tiết thông minh, logic hay chưa. Từ đó đúc kết cho bản thân một số kinh nghiệm riêng vào mai sau.

kinh-nghiem-kinh-doanh-quan-ca-phe
Kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê

4. Kiểm kê thu nhập hằng tháng

Đặc biệt, khi đã mở được quán và bắt đầu kinh doanh được từng bước đầu tiên rồi, phải luôn kiểm soát thật tốt nguồn thu nhập hằng tháng.

Kiểm tra cho thật kỹ xem có thất thoát hay đã đúng với quá trình mua bán thực tế không. Đừng để đánh mất một đồng tiền nào, bởi giai đoạn này cực kỳ quan trọng, từng chút ít kinh phí cũng vô cùng đáng trân quý.

mo-quan-ca-phe-can-chuan-bi-gi
Mở quán cà phê cần chuẩn bị gì?

Bên trên chính là một số kinh nghiệm mở quán cafe “xương máu” của các bạn tiền bối truyền lại. Ngoài ra vẫn còn có rất nhiều điều để mọi người học hỏi thêm, hãy cứ thực hiện khởi nghiệp, tự động kiến thức làm kinh doanh sẽ đến với bạn. Cảm ơn tất cả quý đọc giả vì đã tham khảo bài viết này. Đừng quên truy cập https://kinhtedothi.com/ để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!