12 bước để mở quán cafe dễ thành công, tránh rủi ro

Mở quán cafe đang là hình thức kinh doanh mang lại nhiều hy vọng về lợi nhuận cho những nhà đầu tư. Tuy nhiên để bắt đầu bất kì một dự án nào cũng cần chuẩn xác về khâu chuẩn bị. Hãy tham khảo qua bài viết này để biết 12 bước mở một quán cafe mang lại hiệu quả kinh tế.

1. Nghiên cứu thị trường

Đây là bước đầu tiên, quan trọng và đặt nền móng cho tất cả các dự án kinh doanh. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, để thành công cần phải hiểu rõ thị trường.

Ở bước này, bạn cần hiểu rõ về đối thủ, mặt bằng về giá cả, sản phẩm của thị trường quán cafe. Hình thức kinh doanh quán cafe có ưu, nhược điểm và đang trong tình trạng nào?

Bên cạnh đó, tất cả thông tin về phân khúc khách hàng mà bạn nhắm đến cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.

“biet-nguoi-biet-ta-tram-tran-tram-thang”-de-thanh-cong-can-phai-hieu-ro-thi-truong
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, để thành công cần phải hiểu rõ thị trường

Có nhiều cách để thực hiện nghiên cứu thị trường cho việc kinh doanh cà phê. Các công ty nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu về thị trường, nhóm khách hàng mà bạn hướng đến.

Hoặc các nghiên cứu offline, online qua mạng xã hội (Google, Facebook, biểu mẫu,…) cũng cho kết quả và đỡ tốn chi phí hơn.

2. Lên ý tưởng mở quán cafe

Sau khi đã nắm rõ về xu hướng của thị trường, khách hàng thì việc cho ra một ý tưởng khả thi, độc đáo sẽ trở nên vô cùng dễ dàng. Là mở mới hay nhượng quyền thương hiệu?

Sản phẩm cụ thể, chủ yếu là gì, phục vụ cho ai? Nét đặc biệt của quán cafe này là gì? Mô hình quán cafe này nằm ở phân khúc nào trên thị trường?

Đó là tất cả câu hỏi cần câu trả lời hợp lý cho một ý tưởng kinh doanh quán cafe hiệu quả.

3. Lập kế hoạch kinh doanh cho quán cà phê

Một kế hoạch kinh doanh cụ thể, rành mạch sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình hình thành và phát triển quán cafe.

Dựa trên nghiên cứu về thị trường, ý tưởng, mô hình quán cafe đã chọn, bạn cần lập kế hoạch phân bổ ngân sách, tìm địa điểm, trang trí, lập menu, tìm nguồn nguyên vật liệu, tuyển dụng,…

Tất cả đều thực hiện tuần tự trong quỹ thời gian để tránh tình trạng trì trệ, rối ren và thiếu sót.

4. Lựa chọn mô hình quán cafe thích hợp

lap-ke-hoach-kinh-doanh-cho-quan-ca-phe
Lập kế hoạch kinh doanh cho quán cà phê

Nếu đã là quán cafe nhượng quyền thương hiệu thì bước này có thể được bỏ qua. Bên nhượng quyền đã có một mô hình đồng nhất cho thương hiệu bạn nhượng lại.

Đối với quán cafe mở mới, bạn cần xác định phong cách cho quán cafe cụ thể. Mỗi mô hình như mang đi, quán cóc, 24h, cafe sách, cafe thú cưng,… đều phải phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu và khả thi.

5. Dự trù ngân sách

Để khởi động một dự án kinh doanh thì tài chính là nguồn bảo đảm quan trọng nhất. Từ chi phí thuê mặt bằng (nếu có), chi phí xây dựng, trang trí, thiết kế đến đầu tư cho trang thiết bị, nguyên vật liệu.

Bên cạnh đó còn có chi phí duy trì, tiền thuê nhân viên, phí đăng ký kinh doanh, chi phí quảng cáo. Tùy theo quy mô, loại hình và điều kiện sẵn có mà chi phí mở một quán cafe sẽ dao động nhiều hay ít.

6. Chọn địa điểm cho quán cafe

Khi lựa chọn vị trí cho quán cafe của mình bạn cần cân nhắc cả tình trạng hiện tại lẫn quá khứ của nơi đó.

Các yếu tố như diện tích, bãi xe, giá cả, phong thủy, văn hóa, luật lệ tại khu vực, mật độ giao thông, sức hút với khách hàng mục tiêu.

Mỗi mô hình quán cafe sẽ có những yêu cầu cụ thể, đặc thù khác nhau đối với các yếu tố trên.

7. Thiết kế của quán cafe

Đây là một trong những điểm sẽ gây ấn tượng và ghi dấu trong lòng khách hàng khi đến quán cà phê. Từ ánh sáng, cách sắp xếp, bố trí không gian, lối đi, nội thất đến các vật trang trí cũng đều phải được chú trọng.

Bạn nên lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp với kế hoạch kinh doanh cũng như thị hiếu của phân khúc khách hàng bạn hướng đến.

tuyen-dung-nhan-vien-cho-quan-cafe
Tuyển dụng nhân viên cho quán cafe

8. Lên menu cho quán cafe

Menu cần sự đa dạng nhưng phải có những món tiêu biểu, đại diện cho thương hiệu chính là bí quyết mở quán cafe thành công.

Các sản phẩm nên thích hợp với nhu cầu, khẩu vị của nhóm khách hàng mục tiêu. Đặc biệt sự vừa phải và luôn sáng tạo, đổi mới menu cũng là một điểm cộng. Bên cạnh nội dung thì trang trí menu cũng cần chú trọng để tạo ấn tượng với khách hàng.

9. Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ

Các thiết bị, máy móc pha chế hay dụng cụ sử dụng trong quán cafe đều cần có sự đầu tư, tìm hiểu kỹ lưỡng và đồng bộ.

Máy bán hàng và phần mềm quản lý bán hàng sẽ trợ giúp rất nhiều trong việc kiểm soát, theo dõi quá trình kinh doanh của bạn.

10. Marketing trước và sau khi mở quán cafe

Trong thời đại khoa học kỹ thuật 4.0 thì việc quảng bá thương hiệu là thiết yếu, nhất định phải làm.

Có nhiều hình thức quảng bá như phát tờ rơi, dùng thử, tặng kèm, khuyến mãi, quảng cáo qua bạn bè, người quen, quảng bá trên mạng xã hội, truyền thông,…

Bạn hãy lựa chọn một hoặc đồng thời các cách marketing tùy theo mô hình quán cafe của mình.

marketing-truoc-va-sau-khi-mo-quan-cafe
Marketing trước và sau khi mở quán cafe

11. Tuyển dụng nhân viên

Đây là một bước quan trọng để quán cafe có thể hoạt động trơn tru. Từ khâu tuyển dụng đến đào tạo, quy định về quy tắc ứng xử, giờ giấc, luật lệ đều phải được cân nhắc và thực hiện chuẩn xác.

Nhân viên là đại diện cho cách phục vụ, bộ mặt của quán nên đây bước tuyển dụng và đào tạo nhân viên cần phải đầu tư nhiều tinh lực cho phù hợp với mô hình kinh doanh của quán.

12. Thủ tục, giấy tờ pháp lý của quán cafe

Để đảm bảo quán hoạt động lâu dài và được bảo hộ, tuân thủ quy định về kinh doanh là không thể không thực hiện.

Đây là bước có thể mất khá nhiều thời gian nhưng mang lại hiệu quả về tương lai xa hơn cho việc mở quán cafe.

Nhu cầu về các giá trị tinh thần của con người ngày càng tăng kéo theo các dịch vụ ăn uống, giải trí cũng sốt hơn.

Mở quán cafe là một ý tưởng kinh doanh khả thi và cũng dễ dàng kiểm soát cũng như đạt lợi nhuận mong muốn.

Hy vọng bài viết trên của kinhtedothi.com đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn trong việc mở quán cà phê và chúc bạn đọc thành công với những dự định của mình.