Hiểu rõ, hiểu đúng về hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại

Khái niệm nhượng quyền thương mại có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với các nhà đầu tư quốc tế nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung. Thế nhưng, đối với những ai đang “tập tành” bước vào con đường kinh doanh này thì kiến thức về chúng vẫn còn là sự mơ hồ.

Thực hiện điều này là để hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức nào đó có thể khai thác được tối đa hình thức nhượng quyền thương mại cũng như hiểu đúng về chúng. Hãy cùng https://kinhtedothi.com/ theo dõi nhé!

1. Nhượng quyền thương mại là gì?

Cùng với sự phát triển như “vũ bão” của thương mại, nhiều phương thức kinh doanh nhượng quyền đã ra đời và phát triển.

Thực tế cho thấy, nhượng quyền thương mại là một hoạt động kinh doanh không quá mới ở nước ngoài.

Và cũng theo đó, trong những năm trở lại đây, nhượng quyền thương mại đã bắt đầu du nhập, phát triển và trở thành một liệu pháp kinh doanh được nhiều doanh nhân Việt Nam ưa chuộng.

Nhượng quyền thương mại – tiếng anh gọi tắc là Franchise, nghĩa là hoạt động thương mại. Theo đó, bên nhượng quyền thương mại sẽ tiến hành cấp phép, ủy quyền cho đối tác nhận quyền để có thể tự mình điều hành, tiến hành mua bán hàng hóa một cách hợp pháp.

Tuy nhiên, bên nhận quyền cũng cần phải tuân thủ theo các điều kiện sau đây:

Hieu-ro-hieu-dung-ve-hinh-thuc-kinh-doanh-nhuong-quyen-thuong-mai
Hiểu rõ, hiểu đúng về hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại

– Việc mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ đều phải tuân thủ theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền đề ra.

Đồng thời, mọi nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, bí quyết kinh doanh, logo, quảng cáo đều phải gắn liền với bên nhượng quyền.

– Bên nhượng quyền có quyền được kiểm soát, trợ giúp cho đối tác nhận quyền trong việc điều hành hoạt động kinh doanh.

– Bên cạnh đó, hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại được bắt nguồn từ Mỹ. Đất nước này đã khởi xướng và định nghĩa chúng như sự liên kết về mặt hợp đồng giữa bên nhượng quyền với đối tác nhận quyền.

Vì thế, để phát triển một thương hiệu có đủ khả năng để nhượng quyền hay kinh doanh nhượng quyền là điều vô cùng phức tạp.

Bởi chúng còn phải chịu khá nhiều ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau so với các mô hình kinh doanh khác.

Tuy nhiên, ưu điểm mà hình thức kinh doanh này mang lại phải nói là rất “tuyệt vời”. Với một lượng khách hàng lớn cùng một hệ thống vận hành đều có sẵn.

Bên nhận quyền chỉ việc tận dụng những lợi thế đó mà không cần phải tốn quá nhiều công sức để thiết lập hệ thống , PR và quảng cáo,…mà vẫn thu về một lượng lớn khách hàng ưa chuộng, tin tưởng.

Đây được coi là một hình thức kinh doanh đem lại lợi nhuận nhanh chóng và hiệu quả. Hơn hết, chúng sẽ sớm biến ước mơ “tỷ phú” của bạn thành sự thật.

2. Các vấn đề cần chú ý khi tham gia hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại.

Phải nói rằng, Việt Nam ta vẫn chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm hay ho cũng như những bài học điển hình dành riêng cho các vấn đề nhượng quyền thương mại.

Theo đó, để đáp ứng tốt được các nhu cầu khi thực hiện các hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, các chuyên gia cũng đã đưa ra một số vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải chú ý như sau:

Cac-van-de-can-chu-y-khi-tham-gia-hinh-thuc-kinh-doanh-nhuong-quyen-thuong-mai
Các vấn đề cần chú ý khi tham gia hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại

2.1. Nội dung chuyển giao minh bạch rõ ràng

Bên nhượng quyền cần phải cung cấp và chuyển giao một cách rõ ràng, tất tần tật về mọi hệ thống vận hành của hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ,… của mình.

Hiểu theo cách khác nghĩa là bên nhận quyền cần phải nắm bắt đầy đủ mọi thông tin từ phía bên nhượng quyền trước khi tiến hành đi vào hoạt động thương mại chính thức.

Khi đàm phán, ký kết hợp đồng, đôi bên cần phải có những đề án dự trù để đưa vào nội dung cuộc đàm phán.

Thực hiện điều này là để đối phó trước những yếu tố phát sinh có thể xảy ra trong quá trình đi vào hoạt động sau này.

Hơn hết, việc thực hiện chúng cũng là nhằm giảm thiểu tối đa hoặc tránh những nội dung đàm phán gây bất lợi cho mình.

2.2. Xem xét về sự khác biệt của văn hóa, lối sống

Nếu hợp tác kinh doanh nhượng quyền thương mại với nước ngoài thì cần xem xét những yếu tố liên quan đến sự khác biệt về văn hóa của đôi bên.

Thực hiện điều này là để tránh gây ra sự hiểu nhầm khác nhau về cùng một nội dung mà dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có trong quá trình thực hiện đàm phán. Nặng hơn nữa chính là vi phạm hợp đồng do cách hiểu khác nhau của đôi bên.

Xem-xet-ve-su-khac-biet-cua-van-hoa-loi-song-la-de-tranh-ton-that-trong-qua-trinh-nhuong-quyen
Xem xét về sự khác biệt của văn hóa, lối sống là để tránh tổn thất trong quá trình nhượng quyền

Hơn hết, sự khác biệt về văn hóa có thể sẽ là nguyên nhân cho một bên hiểu khác đi một phần nội dung của hợp đồng và thực hiện hợp đồng theo cách hiểu.

Hoặc có thể, một cách giải thích nào đó sẽ dẫn đến có lợi cho bên này nhưng có hại cho bên kia trong quan hệ hợp đồng.

2.3. Lựa chọn văn bản luật phù hợp, chặt chẽ

Khi thực hiện hợp đồng thương mại với nước ngoài, để thuận lợi hơn trong việc giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp (nếu có), đôi bên cần thỏa thuận và nên chọn luật cũng như cơ quan đàm phán tại Việt Nam.

Dẫu biết rằng các bên đều có quyền chọn luật, cơ quan đàm phán hay thậm chí là một địa điểm, ngôn ngữ nào khác để có thể giải quyết vấn đề tranh chấp trong hoạt động thương mại của mình.

Nói riêng với mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực nhà hàng(ăn uống) thì cần phải lựa chọn địa điểm sử dụng quyền thương mại một cách hợp pháp và lâu dài.

Điều này nhằm tránh gây ra những thay đổi địa điểm đột ngột giữa chừng sẽ dẫn đến tổn hại khá nhiều chi phí cho hoạt động sửa chữa, trang trí theo đúng quy chuẩn mà bên nhượng quyền đề ra.

Nói theo cách khác, trong trường hợp địa điểm phải thay đổi giữa chừng thì việc trang trí và tuân thủ theo quy chuẩn của bên nhượng quyền cần phải thực hiện đến 2 lần, tức là phải tốn chi phí gấp đôi.

2.4. Sự tin cậy là nền tảng cho mọi sự phát triển

Bên cạnh đó, khi thực hiện quan hệ nhượng quyền thương mại, đôi bên cần hợp tác lành mạnh, tin cậy,.. để cùng nhau phát triển.

Theo đó, tinh thần hợp tác đôi bên cần dựa theo sự trung thực, thẳng thắng, đoàn kết và công bằng,…Đó cũng chính là yếu tố quan trọng để quyết định quan hệ nhượng quyền thương mại được thành công, góp phần đạt mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh của mỗi bên được vững mạnh.

Sự tin cậy là nền tảng cho mọi sự phát triển của cả đôi bên
Sự tin cậy là nền tảng cho mọi sự phát triển của cả đôi bên

Những thông tin hữu ích trên đây chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp rõ ràng cho câu hỏi nhượng quyền thương mại là gì? rồi đúng không nào!

Chúng tôi hy vọng rằng, với những kiến thức mà mình cung cấp, các bạn sẽ có được một hợp đồng kinh doanh nhượng quyền thương mại thành công nhằm sớm biến ước mơ “tỷ phú” của mình thành sự thật.